3 SAI LẦM CẦN TRÁNH KHI TUYỂN DỤNG

Việc tránh những sai lầm sẽ giúp doanh nghiệp không tốn chi phí và công sức tuyển dụng. Trong bài viết ngày hôm nay, Cố vấn giải pháp nhấn sự Hệ thông Đoàn Vân Anh sẽ chia sẻ những sai lầm cần tránh trong tuyển dụng, giúp doanh nghiệp chọn đúng người đúng việc.

👉 1 Thiếu đi sự linh hoạt

Bằng cấp, là những điều kiện chứng minh ứng viên được đào tạo chuyên môn bài bản. Nhưng, hiện nay, có rất nhiều người lao động làm trái ngành, dù họ không có bằng cấp hay chứng chỉ nhưng kỹ năng và kinh nghiệm của họ trong lại có nhiều hơn những ứng viên có bằng cấp. Vậy, chỉ dựa vào yếu tố bằng cấp có giúp doanh nghiệp thu hút được những người có kinh nghiệm về làm? Có một sự thật rằng những người có bằng cấp cao thường có ít kinh nghiệm làm việc thực tế hơn vì họ dành thời gian cho học thuật mà không phải đi làm kiếm kinh nghiệm. Tuy nhiên, việc này cũng không thể phủ nhận độ quan trọng của bằng cấp, chứng chỉ ngành nghề, bởi có một số lĩnh vực đòi hỏi ứng viên có kỹ năng chuyên môn nhất định.
Thêm nữa, nếu như nhân viên mới là người có kinh nghiệm chuyên môn cao nhưng thái độ làm việc không hợp tác hay thiếu sự nhiệt tình, không tôn trọng văn hóa doanh nghiệp, thì các khóa đào tạo chuyên môn cũng không thể cải thiện được vấn đề này. Vì thế, trong quá trình chọn lọc và đánh giá ứng viên, nhà tuyển dụng nên xem xét các khía cạnh bằng cấp, trình độ hay thái độ của ứng viên để đánh giá tìm hiểu về con người của họ.

👉 2 Tìm ứng viên hoàn hảo

Bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn tuyển được người tài cho doanh nghiệp, nên họ dành rất nhiều thời gian để tìm ứng viên có thể đáp ứng toàn bộ các yêu cầu của vị trí tuyển dụng. Thực tế, không phải ai cũng là con người hoàn hảo, kể cả là nhân viên có kinh nghiệm chuyên môn lâu năm, họ cũng có thể gặp những sai lầm trong công việc. Và, từ chính những trải nghiệm đó trong công việc, họ mới tự tin hơn và có kinh nghiệm trong việc xử lý.
Nếu như nhà tuyển dụng tìm ứng viên đáp ứng được 60%-70% những yêu cầu trong chân dung ứng viên, thì doanh nghiệp có thể tạo điều kiện bắt đầu thử việc. Thông qua việc này, doanh nghiệp có thể kiểm tra và đánh giá chất lượng làm việc của nhân viên đó.

👉 3 Không kiểm tra mục tham khảo của ứng viên

Sau khi ứng viên tham gia buổi phỏng vấn và trao đổi về kinh nghiệm của mình, nhà tuyển dụng không nên quên việc tham khảo những người đã từng làm việc với ứng viên để chứng nhận lại những thông tin mà mình vừa tìm hiểu về ứng viên. Nhà tuyển dụng có thể lấy ý kiến của họ về ứng viên như: công việc trước đây của họ hay cách họ giải quyết vấn đề ra sao, điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên,… Thông qua các công hỏi, nhà tuyển dụng có thể đánh giá qua việc chủ ý giọng điệu hay thái độ ứng viên. Bằng cách để ý những sai lầm, nhà tuyển dụng có thể tìm cách khắc phục và nhanh chóng tìm được các ứng viên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay Chat Messenger Chat Zalo